0966.834.589

Đau nửa đầu là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 20-45 và phụ nữ chiếm ¾ trên tổng số người mắc bệnh. Vậy đau nửa đầu nguy hiểm như thế nào, có thể gây ra biến chứng gì? Mời bạn đọc tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây!

Đau nửa đầu là gì?

Đau nửa đầu là tình trạng đau một bên đầu từng cơn, thường kèm theo buồn nôn, nôn, người mắc có cảm giác trong đầu như có sợi dây giật theo nhịp mạch đập. Cơn đau có thể xuất hiện một hoặc hai bên đầu hay luân chuyển lúc bên này lúc bên kia. Đau đầu có thể thay đổi cường độ từ nhẹ đến đau dữ dội và kéo dài từ nhiều giờ đến vài ngày.

Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như: Hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, ù tai, xuất hiện ảo giác, nhìn một thành hai, nói khó, tê buốt da đầu. Cơn đau sẽ nặng hơn khi người mắc di chuyển, chạy nhảy, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế đầu. Sau cơn đau đầu, người mắc thường cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.

Những tác hại không ngờ của cơn đau nửa đầu

Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng đau nửa đầu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cụ thể:

Đau nửa đầu làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa cơn đau nửa đầu và đột quỵ, nguyên nhân là do lưu lượng máu lưu thông bị hạn chế và tình trạng đau nửa đầu lại là kết quả của sự tắc nghẽn các mạch máu ở trong não, dẫn đến hình thành cục máu đông – tác nhân gây ra cơn đột quỵ.

Đau nửa đầu dẫn đến các vấn đề thị lực

Bạn có thể bị giảm tầm nhìn nếu mắc phải chứng đau nửa đầu, mặc dù triệu chứng này thường chỉ diễn ra tạm thời và không quá lo ngại, thế nhưng tình trạng đau nửa đầu võng mạc có thể gây mù lòa đột ngột. Bởi vậy, khi bị đau nửa đầu trong thời gian dài mà thị lực giảm thì bạn nhất định phải đi khám chuyên khoa mắt.

Đau nửa đầu dẫn đến trầm cảm

Có thể bạn không biết nhưng bệnh trầm cảm và chứng đau nửa đầu có liên quan mạnh mẽ với nhau, chiếm khoảng 18% ở nữ giới. Trầm cảm gây ra bởi các cơn đau nửa đầu có thể được lý giải là do sự mất cân bằng hóa chất trong não, đặc biệt là serotonin. Bên cạnh đó, việc lo lắng về cơn đau đầu cũng khiến tình trạng bệnh trầm cảm thêm trầm trọng.

Đau nửa đầu phát triển thành bệnh Parkinson

Cơn đau nửa đầu kéo dài liên tục sẽ gây tổn thương các tế bào não và làm tăng tốc độ lão hóa tế bào. Sự thoái hóa các tế bào thần kinh trung ương gây hậu quả giảm sản xuất dopamine và giảm khả năng vận hành mô cơ. Do đó, người bệnh Parkinson thường có biểu hiện yếu cơ bắp, giảm vận động, chân tay run rẩy.