0966.834.589

Sau đột quỵ người bệnh thường gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống do khó nuốt, phải dùng ống sonde hoặc hấp thụ kém dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, cơ thể ngày càng suy kiệt. Điều này sẽ cản trở quá trình hồi phục của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng sau đột quỵ hợp lý, dễ áp dụng.

Chế độ ăn cho người đột quỵ dùng ống sonde

Nếu người bệnh đột quỵ không thể ăn thông qua đường miệng và cần sử dụng ống sonde để cung cấp dinh dưỡng, chế độ ăn cần được điều chỉnh cho phù hợp. Người bệnh sau đột quỵ khi sử dụng ống sonde để ăn uống có thể kết hợp các chế độ ăn gồm sữa, bột dinh dưỡng, súp thay đổi linh hoạt với nhau.

Để tiện lợi, kinh tế nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bạn có thể cho người bệnh đột quỵ ăn bột dinh dưỡng và súp xay xen kẽ vào các khoảng thời gian trong ngày như: 6 giờ ăn sữa, 9 giờ dùng bột dinh dưỡng, 12 giờ ăn súp xay, 15 giờ súp xay, 18 giờ bột dinh dưỡng, 21 giờ sữa. Việc ăn xen kẽ sẽ giúp người bệnh không có cảm giác bị nhàm chán trong ăn uống.

Bạn lưu ý chỉ nên dùng các loại sữa và bột dinh dưỡng đạt chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng, đã được tính theo công thức. Tránh dùng sữa tươi, sữa đặc có đường, sữa đậu nành… đều không cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khi nuôi ăn qua ống.

Trong trường hợp người bệnh không ăn được sữa do dị ứng hoặc bị tiêu chảy thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi dạng sữa phù hợp hơn hoặc chuyển sang ăn súp xay, bột dinh dưỡng.

Một điều quan trọng khác đó là bạn cần vệ sinh ống sonde thường xuyên, tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời theo dõi điều chỉnh lượng chất lỏng qua ống sonde để phù hợp với nhu cầu từ người bệnh và hướng dẫn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Chế độ ăn dinh dưỡng cho người đột quỵ

Với người bệnh có thể tự ăn mà không cần sonde thì người bệnh cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối không chỉ cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà còn giúp kiểm soát mức đường trong máu, áp lực máu và mức cholesterol. Cụ thể:

  • Chế độ ăn giảm muối: sẽ giúp kiểm soát huyết áp cho người bệnh. Người bệnh đột quỵ nên giảm lượng muối và thực phẩm giàu natri trong chế độ ăn hàng ngày. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến công nghiệp, thức ăn nhanh, mì chính, gia vị và các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng muối cao. Thay thế bằng các loại gia vị tự nhiên như tỏi, hành, hạt tiêu, hồi quế…
  • Nên ăn nhiều rau xanh: để cung cấp chất xơ giúp kiểm soát đường trong máu và cholesterol. Người bệnh nên tăng cường tiêu thụ rau và quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể được tìm thấy trong táo, cam, lúa mì nguyên hạt, trong khi chất xơ không hòa tan có trong củ cải, cà rốt và các loại hạt như hạt lanh và hạt Chia.
  • Nên chọn chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đơn (như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu cây lạc), chất béo không bão hòa đa (trong cá, hạt chia, hạt lanh).