0966.834.589

Hiểu đúng và loại bỏ nguyên nhân mất ngủ chính là yếu tố quyết định giúp người bệnh chấm dứt những chuỗi ngày khó chịu, mệt mỏi vì mất ngủ kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất!

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân mất ngủ thường gặp

Nguyên nhân gây mất ngủ có thể đến từ nhiều yếu tố quen thuộc hằng ngày khiến người bệnh dễ chủ quan do đó tạo điều kiện cho tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe nặng nề hơn.

Nguyên nhân từ bên ngoài

  • Chế độ ăn uống: Ăn quá no trước khi ngủ là một trong các nguyên nhân mất ngủ về đêm thường gặp. Khi hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, dẫn đến những cảm giác khó chịu như khó tiêu, đầy bụng,… làm giảm chất lượng ngủ. Bên cạnh đó, một số món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, trà, cafein,… cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Chế độ sinh hoạt: Dành thời gian ngủ quá nhiều vào ban ngày, thường xuyên thức đêm với những chuyện cá nhân, công việc, học tập,… sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến thói quen thức – ngủ. Tình trạng này đang xảy ra phổ biến ở giới trẻ.
  • Không gian phòng ngủ: Ánh sáng, tiếng ồn, mùi khó chịu,… đều có thể trở thành nguyên nhân bị mất ngủ về đêm, tác động xấu đến chất lượng sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân mất ngủ từ bên trong

  • Trạng thái tinh thần: Những mối bận tâm quá lớn đến từ bạn bè, gia đình, tài chính, công việc,… có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá lo lắng và căng thẳng. Nếu những áp lực này diễn ra trong thời gian dài có thể trở thành nguyên nhân mất ngủ về đêm.
  • Bệnh lý tâm thần: Rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm,… đều gây tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là giấc ngủ.
  • Tuổi tác: Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh, hoặc những tác động về tâm lý dẫn đến tình trạng mất ngủ.
  • Thiếu hụt serotonin: Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài thường gặp nhất. Serotonin là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thông tin, điều chỉnh các trạng thái tâm lý và có mối liên hệ mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, người bị thiếu hụt serotonin thường dễ lo lắng, căng thẳng, cáu gắt,… đêm không ngon giấc và đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm lý.